Chuyển tới nội dung

Giới thiệu bộ môn Quản trị du lịch

27.12.2021

BỘ MÔN QUẢN TRỊ DU LỊCH

GIỚI THIỆU BỘ MÔN 

1. Lịch sử ra đời

Bộ môn Quản trị Du lịch tiền thân là Tổ Du lịch Khách Sạn trực thuộc khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường. Bộ môn chính thức được thành lập theo quyết định số 1964-QĐ/TĐHHN, ngày 01/06/2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay, Bộ môn chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành theo các hướng chuyên sâu như Quản trị lữ hành, Quản trị khách sạn, Du lịch sinh thái; đồng thời thực hiện các đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực: Điều tra cơ bản tài nguyên du lịch, các vấn đề về du lịch và phát triển bền vững, thiết kế tuyến điểm và các chương trình du lịch…
 

2. Sứ mệnh – Tầm nhìn

Sứ mệnh: Bộ môn Quản trị du lịch đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo nhân lực du lịch cho cả nước và hướng tới hội nhập thị trường khu vực; cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao và có bản sắc riêng trong lĩnh vực du lịch; cung cấp các sản phẩm khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách quản lý và phát triển du lịch bền vững; góp phần phát triển Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường.

Tầm nhìn: Bộ môn Quản trị du lịch là đơn vị đào tạo – nghiên cứu của Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội theo định hướng ứng dụng, đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo nhân lực du lịch cho cả nước và hướng tới hội nhập thị trường khu vực ASEAN.

3. Nội dung giảng dạy và nghiên cứu

3.1 Nội dung giảng dạy

Bộ môn Quản trị du lịch đảm nhận giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo ở bậc đại học của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với các học phần từ kiến thức ngành như: Tổng quan du lịch, du lịch bền vững, marketing du lịch…. đến các học phần chuyên sâu như quản lý đại lý lữ hành, quản lý điều hành chương trình du lịch, quản trị lễ tân, quản trị sự kiện, du lịch sinh thái….

3.2 Nghiên cứu khoa học

·      Lĩnh vực nghiên cứu

Trong thời gian qua Bộ môn đã tích cực tham gia hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực chuyên sâu góp phần phát triển ngành du lịch ở Việt Nam. Định hướng nghiên cứu của bộ môn nhằm phát triển du lịch bền vững, thân thiện với môi trường, hoà quyện với thiên nhiên trên cở sở tiềm năng du lịch với các nghiên cứu đang được bộ môn tập trung là:

- Quản lý nhà nước về du lịch;

- Phát triển các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh, du lịch văn hoá…;

- Chất lượng hướng dẫn viên du lịch;

- Sự hài lòng của khách du lịch;

- Điều tra cơ bản tài nguyên du lịch;

- Các vần đề về du lịch và phát triển bền vững;

- Thiết kế tuyến điểm và các chương trình du lịch;

- Hành vi tiêu dùng có trách nhiệm của khách du lịch.

·      Các công trình nghiên cứu đã thực hiện:

 

STT

Công trình

Nơi xuất bản

Tác giả

1

Thu hút khách du lịch Lào đến với biển Bắc Trung BộTạp chí du lịch ISSN 0866-7373, số tháng 8/2014TS.Hà Thị Thanh Thủy

2

Năng lực cạnh tranh quốc gia của du lịch biển Việt Nam: so sánh với Thái Lan và Inđônêxia

Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ISSN 0866 7489

Số 11, tháng 11/2014

TS.Hà Thị Thanh Thủy

3

Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Thị Xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh HóaĐề tài NCKH - Trường ĐH TN & MT HN, năm học 2014 - 2015ThS. Nguyễn Minh Tuấn

4

Giảm ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch - Biện pháp tăng doanh thu cho các doanh nghiệp lữ hànhTạp chí Công Thương
ISSN: 0866-7756
Số 13  tháng 7/2015
ThS. Nguyễn Thị Thu Hường 
ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai

5

Phát triển kinh tế du lịch biển ở Thái lan và bài học cho Việt Nam

Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ISSN 0866 7489

Số 6, tháng 6/2015

TS.Hà Thị Thanh Thủy

6

Du lịch sinh thái tại Việt Nam: Tiềm năng và thực trạngTạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, ISSN: 0868-3808, SỐ 449 tháng 7/2015

ThS. Vũ Thị Ánh Tuyết

ThS. Nguyễn Phương Anh

7

Du lịch sinh thái tại Việt Nam: Tiềm năng và thực trạng.Tạp chí Kinh tế Châu á Thái bình dương số 449 tháng 7 năm 2015ThS. Vũ Thị Ánh Tuyết

8

Phát triển kinh tế biển bền vững rất cần cộng hưởng đa ngành khoa học, liên vùng kinh tếTạp chí Tài nguyên môi trường ISSN 1859-1477 số 7(237) tháng 4 năm 2016ThS. Vũ Thị Ánh Tuyết

9

Thực trạng thu hút khách quốc tế của du lịch biển Việt Namtrong bối cảnh hội nhập quốc tếTạp chí Nghiên cứu kinh tế ISSN 0866-7489
Số 07 (458) tháng 7/2016

 
TS.Hà Thị Thanh Thủy

10

Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên một số vấn đề về lý luận và thực tiễn nghiên cứu ở Việt NamTạp chí Tài nguyên môi trường ISSN 1859-1477, tháng 5/2016ThS. Nguyễn Minh Tuấn

11

Ảnh hưởng của năng lực đến kết quả công việc của nhân viên khách sạn, nghiên cứu trường hợp của khách sạn Nam Cường Hải DươngĐề tài cấp cơ sở, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm học 2016 - 2017TS.Trần Minh Nguyệt

12

Những nguyên tắc phát triển bền vững tài nguyên du lịch ở Việt NamTạp chí Tài nguyên môi trường ISSN 1859-1477.ThS. Nguyễn Minh Tuấn

13

Thực trạng ứng dụng các công cụ Internet Marketing trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam

Hội thảo khoa học
Đào tạo, Nghiên cứu, ứng dụng Marketing và định giá ở Việt Nam
ISBN: 978-604-946-084-5 QĐXB 48/QĐ-NXBĐHKTQD Hà Nội, tháng 3/2016

 

ThS. Nguyễn Thanh Mai
ThS. Nguyễn Thu Hiền

14

Phát triển kinh tế biển theo hướng bền vữngTạp chí Tài nguyên và Môi trường ISSN 1859-1477 Số 7(237) tháng 4/2016ThS. Đỗ Thị Phương

15

Lượng giá kinh tế tài nguyên một số hệ sinh thái tiêu biểu ven biển để sử dụng bền vữngTạp chí Tài nguyên và Môi trường, ISSN 1859-1477 Số 3 (257) kỳ 1, tháng 2 - 2017.ThS. Đỗ Thị Phương

16

Phát triển bền vững du lịch biểnTạp chí Tài nguyên và Môi trường, ISSN 1859-1477 Số 10 (264) 2017.ThS. Nguyễn Minh Tuấn

17

Cần đầu tư tài chính cho công tác nghiên cứu biểnTạp chí Tài nguyên môi trường ISSN 1859-1477, Năm 2017ThS. Ngô Thị Duyên

18

Quản lý nhà nước cấp cơ sở về du lịch biển, đảo: nghiên cứu trường hợp huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhĐề tài cấp cơ sở, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm học 2017 – 2018TS.Trần Minh Nguyệt

19

Phát huy tiềm năng du lịch địa chất ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngTạp chí Tài nguyên môi trường ISSN 1859-1477, năm 2018.ThS. Ngô Thị Duyên

20

Một số vấn đề trong phát triển du lịch sinh thái ở nước ta hiện nayTạp chí Tài nguyên và Môi trường, ISSN 1859-1477 Số 6 (284) tháng 3-2018.ThS. Đỗ Thị Phương

 4. Định hướng tương lai

- Tăng cường công tác đào tạo cả về số lượng và chất lượng theo định hướng phát triển của ngành du lịch để có thể đáp ứng được nhu cầu việc làm của xã hội trong tương lai.

- Tiếp tục tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quôc tế về lĩnh vực Quản trị Du lịch và Lữ hành.

- Cung cấp các dịch vụ về đào tạo và cấp chứng chỉ nghề ngắn hạn trong lĩnh vực Quản trị Du lịch và Lữ hành như: Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, chứng chỉ điều hành tour du lịch….

 

Giới thiệu bộ môn quản trị du lịch

Bài viết khác