Chuyển tới nội dung

Giới thiệu bộ môn Kinh tế học

23.12.2021

BỘ MÔN KINH TẾ HỌC
1. Lãnh đạo Bộ môn

Phó trưởng Bộ môn/Phụ trách Bộ môn

Số điện thoại

TS. Đỗ Thị Dinh

0982.009.886

2. Giới thiệu về Bộ môn

* Lịch sử ra đời

Bộ môn Kinh tế học (Division of Economics) được thành lập theo quyết định số 825/QĐ-TĐHHN ngày 04 tháng 05 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Bộ môn Kinh tế học là bộ môn trực thuộc Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ môn là giảng dạy các môn học có liên quan đến Kinh tế học nhằm trang bị cho sinh viên các chuyên ngành thuộc ngành kinh tế những kiến thức cơ sở ngành, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thu được các kiến thức chuyên ngành một cách tốt nhất.

Phần lớn giảng viên trong Bộ môn c̣n trẻ, nhiệt t́nh với công việc, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề. Tập thể giảng viên trong bộ môn luôn sáng tạo trong giảng dạy, có khả năng nghiên cứu độc lập và luôn trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần xây dựng khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Kế toán, Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

* Sứ mệnh tầm nhìn

Sứ mệnh: " Đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế đáp ứng yêu cầu của ngành và xã hội".

Tầm nhìn: Xây dựng Bộ môn ngày một lớn mạnh, trở thành một trong các bộ môn vững mạnh và có uy tín cao trong Khoa, góp phần phát triển Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường.

* Nội dung giảng dạy và nghiên cứu

Về công tác giảng dạy:

Bộ môn Kinh tế học đang đảm nhận việc giảng dạy những môn học cho sinh viên các chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, Kiểm toán và phân tích tài chính, Quản trị kinh doanh, kinh tế tài nguyên thiên nhiên và quản trị dịch vụ du lịch lữ hành thuộc hệ đào tạo  đại học. Ngoài ra, bộ môn còn đảm nhận việc giảng dạy môn Kinh tế vi mô, Nguyên lý kinh tế cho sinh viên thuộc ngành quản lý đất đai.
 

Giảng dạy các học phần:

STTHọc phần
1Kinh tế vi mô
2Kinh tế vi mô 1
3Kinh tế vĩ mô
4Kinh tế vi mô 2
5Kinh tế đầu tư
6Lịch sử các học thuyết kinh tế
7Nguyên lý kinh tế

 

Về công tác nghiên cứu khoa học:

+ Lĩnh vực nghiên cứu:

Bên cạnh công tác giảng dạy, bộ môn luôn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ đào tạo cũng như tư vấn hoạch định chính sách kinh tế xă hội cho Nhà nước, các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp.

Định hướng nghiên cứu của bộ môn tập trung vào 2 lĩnh vực nghiên cứu chính:

- Chính sách và công cụ kinh tế vi mô: doanh nghiệp và người tiêu dùng

- Chính sách và công cụ kinh tế vĩ mô: thuế, tỷ giá hối đoái, lãi suất, cung cầu tiền tệ.

+ Các công trình nghiên cứu đã và đang thực hiện

STTCông trìnhNơi xuất bảnTác giả
1Giáo trình Kinh tế phát triểnNhà xuất bản lao động

Đỗ Thị Dinh

(Tham gia viết một phần)

2Giáo trình Thống kê doanh nghiệpTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Đỗ Thị Dinh

(Chủ biên)

3Giáo trình Kinh tế lao độngTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Đỗ Thị Dinh

(Tham gia viết một phần)

4Giáo trình Kinh tế và quản lý đô thịTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Đỗ Thị Dinh

(Chủ biên)

5Xóa đói giảm nghèo - Phương pháp tiếp cận mớiTạp chí Kinh tế và Dự báo

Đỗ Thị Dinh

(Tác giả)

6Nông nghiệp Việt Nam trước thách thức của biến đổi khí hậuBáo Thế giới và Việt Nam- Cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao

Đỗ Thị Dinh

(Tác giả)

7Vận dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường làng nghềTạp chí Kinh tế và Dự báo số 11 (547)

Đỗ Thị Dinh

(Đồng tác giả)

8Thu hút FDI “sạch” để phát triển bền vữngTạp chí Kinh tế và Dự báo số 11 tháng 6/2014

Đỗ Thị Dinh

(Đồng tác giả)

9Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghềTạp chí Hữu nghị

Đỗ Thị Dinh

(Tác giả)

10Ô nhiễm môi trường tại làng nghề cơ kim khí Phùng Xá-Thực trạng và giải phápTạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tập 14, số 2, tr 238-245

Đỗ Thị Dinh

(Đồng tác giả)

11Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam- Thực trạng và giải phápTạp chí Kinh tế và Dự báo số 12 tháng 6/2016 (620)

Đỗ Thị Dinh

(Đồng tác giả)

12Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải phápTạp chí Kinh tế và Dự báo số 10 tháng 5/2016 (618)

Đỗ Thị Dinh

(Đồng tác giả)

13Mô hình HTX trong chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản: Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Long AnTạp chí Kinh tế dự báo số 36 (676) tháng 12/2017

Đỗ Thị Dinh

(Đồng tác giả)

14Thực trạng giảm nghèo của một số xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Văn Chấn tỉnh Yên BáiĐề tài cấp cơ sở

Đỗ Thị Dinh

(Chủ nhiệm đề tài)

15Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề thành phố Hà NộiĐề tài cấp cơ sở

Đỗ Thị Dinh

(Chủ nhiệm đề tài)

16Huyện Cẩm Giàng -  tỉnh Hải Dương: Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của hộ gia đình

Tạp chí Công Thương

(ISSN: 0866 – 7756)

Số 10 tháng 5/2015

Phạm Thị Ngoan (Tác giả)
17Thực trạng và ảnh hưởng của xuất khẩu  lao động đến đời sống hộ gia đình

Thị trường tài chính tiền tệ

(ISSN 1859 – 2805) số 10 tháng 5/2015

Phạm Thị Ngoan (Tác giả)
18Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp

Tạp chí Tài Nguyên và Môi trường

ISSN 1859 – 1477

Số 3 - 2016

Phạm Thị Ngoan (Tác giả)
19Cần đầu tư tài chính cho công tác nghiên cứu biểnTạp chí Tài nguyên & Môi trường
ISSN 1859-1477
Kỳ 2 tháng 12/2017
Phạm Thị Ngoan (Đồng tác giả)
20Ảnh hưởng của XKLĐ đến đời sống của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tình Hải DươngĐề tài cấp cơ sởPhạm Thị Ngoan (Chủ nhiệm đề tài)
21Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa kỳTạp chí Tài chínhĐào Thị Thương (Tác giả)
22Thu phí sử dụng khu vực biển cân nhắc và linh động, tránh cản trở động lực phát triểnTạp chí Tài nguyên và Môi trườngĐào Thị Thương (Tác giả)
23Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại Ninh Bình.Đề tài cấp cơ sởĐào Thị Thương (Chủ nhiệm đề tài)
24Tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Những Vấn đề đặt raKinh tế và dự báo,số 18, 04/2015, trang 29-31Nguyễn Gia Thọ (Tác giả)
25Thúc đẩy phong trào tiêu dùng xanh ở Việt NamKinh tế và dự báo, số 13, 06/2016Nguyễn Gia Thọ (Tác giả)
26Nghiên cứu về chính sách tiêu dùng xanh tại Việt NamTạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Số 498 tháng 7/2017Nguyễn Gia Thọ (Tác giả)
27Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu ở Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: (Tại Trường Đại học Hải Phòng tháng 11/2017)

Mã ISBN: 978-604-59-8986-9

Nguyễn Gia Thọ (Đồng tác giả)
28Thực trạng chính sách tiêu dùng xanh ở Việt NamĐề tài cấp cơ sởNguyễn Gia Thọ (Chủ nhiệm đề tài)
29

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

 

 

Tạp chí Công Thương          ISSN: 0866 – 7756

Số 7 tháng 6/2015

Phan Thị Yến

(Tác giả)

30Phát triển kinh tế biển và những vấn đề đặt ra trong hoạch định không gian biển

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường ISSN 1859-1477

Số 6(236) tháng 3/2016

Phan Thị Yến

(Tác giả)

31Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcĐề tài cấp cơ sở

Phan Thị Yến

(Chủ nhiệm đề tài)

32Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Nhật Bản: Những yêu cầu về chính sách thương mạiTạp chí Công thương
ISSN: 0866-7756
Số 12 tháng 6/2015
Tống Thị Thu Hòa (Tác giả)
33Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở TP. Hà Nội: Thực trạng và giải phápTạp chí Kinh tế và dự báo
 ISSN  0866-7120
số 10 tháng 05/2016
Tống Thị Thu Hòa (Đồng tác giả)
34Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi giá trị gia tăng mặt hàng lúa gạo xuất khẩu vùng Đồng Bằng Sông Cửu LongTạp chí Hợp tác và Phát triển
ISSN 1859-3518
Số 36 tháng 3+4/2016
Tống Thị Thu Hòa (Đồng tác giả)
35Cát Tài nguyên: bài toán kinh tế và câu chuyện lãnh thổ

Tạp chí Tài nguyên & Môi trường; ISSN 1859 - 1477;

Số 7(261) tháng 4 năm 2017

Tống Thị Thu Hòa (Tác giả)
36Giải pháp cải tạo và phục hồi trong khai thác khoáng sản bảo đảm phát triển kinh tế bền vững

Tạp chí Tài nguyên & Môi trường; ISSN 1859 - 1477;

Số 8(262) tháng 4 năm 2017

Tống Thị Thu Hòa (Tác giả)

+  Giáo trình, sách chuyên khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô (2018), chủ biên TS Đỗ Thị Dinh.
 

* Định hướng tương lai

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo và  nghiên cứu khoa học đối với lĩnh vực  bộ môn phụ trách góp phần xây dựng và phát triển Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong khối ngành Kinh tế với đặc thù gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường.

 


 

(Ảnh cán bộ giảng viên trong bộ môn)

Bài viết khác