Chuyển tới nội dung

Giới thiệu bộ môn Phân tích định lượng

23.12.2021

BỘ MÔN PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG

QUẢN LÝ BỘ MÔN

STT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

1

TS. Trần Minh Nguyệt

P.Trưởng bộ môn, phụ trách bộ môn

0987898882

GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÔN

1. Lịch sử ra đời

Bộ môn Phân tích định lượng trực thuộc Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 825/QĐ-TĐHHN ngày 04 tháng 05 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

2. Sứ mệnh tầm nhìn

Bộ môn Phân tích định lượng phấn đấu trở thành một trong số những đơn vị đào tạo chất lượng cao của Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Góp phần đào tạo cử nhân có trình độ đại học, cao đẳng các ngành, chuyên ngành thuộc khối ngành Kinh tế có phẩm chất đạo đức tốt; nắm bắt được lý luận, kiến thức cơ bản, hiện đại về thống kê trong các chuyên ngành được đào tạo, có năng lực nghiên cứu và tổ chức, biết vận dụng lý luận để giải quyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong thực tiễn, tổ chức hay doanh nghiệp và có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm với xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá.

3. Nội dung giảng dạy và nghiên cứu

3.1. Nội dung giảng dạy

Bộ môn đảm nhận giảng dạy các học phần cho các hệ đào tạo bậc đại học, cao đẳng và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế như: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, kế toán doanh nghiệp, kế toán - kiểm toán và phân tích tài chính, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị kinh doanh.

* Các học phần giảng dạy

STT

Học phần

1

Nguyên lý thống kê kinh tế (2TC)

2

Tin học ứng dụng (2TC

3

Phân tích định lượng (2TC)

4

Phương pháp nghiên cứu trong quản lý và kinh doanh (2TC)

5

Thống kê doanh nghiệp (2TC)

6

Nguyên lý thống kê kinh tế (3TC)

7

Thống kê tài nguyên và môi trường (2TC)

8

Phân tích định lượng (3TC)

9

Dự báo phát triển kinh tế xã hội (3TC)

10

Phương pháp nghiên cứu kinh tế (2TC)

 

 

3.2. Nghiên cứu khoa học

* Lĩnh vực nghiên cứu

Lĩnh vực nghiên cứu của Bộ môn tập trung vào ứng dụng các phương pháp định lượng để phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội.

Một số hướng nghiên cứu cụ thể hiện nay Bộ môn đang tập trung là

(i)         Các hướng nghiên cứu về nguồn lực, nguồn nhân lực ngành môi trường nói riêng và các ngành kinh tế nói chung. Xây dựng và cải tiến các mô hình nguồn nhân lực trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.

(ii)          Các hướng nghiên cứu khác như:

- Nghiên cứu thu hút và sử dụng các nguồn vốn vay: ODA, WB, ADB....

- Nghiên cứu về hoạt động chuyển giá hiện nay.

- Nghiên cứu về ứng xử của nông dân, nhà sản xuất và người tiêu dùng trước với biến động của thị trường.

* Các công trình nghiên cứu đã thực hiện

STT

Công trình

Nơi xuất bản

Tác giả

1

Chuẩn hóa nguồn nhân lực ngành Quản lý môi trường: Những vấn đề đặt ra.

Tạp chí Tài chính

ISSN: 005-56

Số 9 (599) tháng 9/2014

ThS. Ngô Thị Duyên

ThS. Trần Minh Nguyệt, 

ThS. Trần Thu Hằng,

CN. Trần Thu Hương

2

Năng lực quản lý môi trường: Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam

Tạp chí Tài chính

ISSN: 005-56

Số 9 (599) tháng 9/2014

ThS. Ngô Thị Duyên,

ThS. Trần Minh Nguyệt, 

ThS. Trần Thu Hằng,

CN. Trần Thu Hương

3

Năng lực truyền thông của công chức quản lý môi trường và trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệpTạp chí Giáo dục & Xã hội
ISSN: 1859-3917
Số 43 (104) tháng 10/2014
ThS. Ngô Thị Duyên, 
ThS. Trần Minh Nguyệt,  
ThS. Nguyễn Vân Dung,
CN. Nguyễn Minh Tuấn

4

Ứng xử của hộ nông dân trước sự biến động của thị trường phân bón: Nghiên cứu điểm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ISSN – 1859 – 4581

Số 15 tháng 8 năm 2014

ThS.Phạm Thị Lam

5

So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa thuần chất lượng cao trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh HóaTạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam ISSN – 1859 – 1558 Số 7 năm 2014ThS.Phạm Thị Lam

6

Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh ở thành phố Hà NộiĐề tài cấp cơ sở, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm học 2014 - 2015Th.S Trần Minh Nguyệt

7

Mức sẵn lòng chi trả cho rau an toàn của người tiêu dùng tại Hà NộiTạp chí kinh tế và dự báo ISSN: 0866 – 7120 Số tháng 04 năm 2015ThS.Phạm Thị Lam

8

Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODATạp chí Tài chính
Kỳ 2 - Tháng 6/2015 (611)
ISSN - 005 - 56
ThS. Lê Thị Bích Lan

9

Quyền nước ở Trung Quốc và Nhật Bản kinh nghiệm áp dụng cho Việt NamTạp chí Tài nguyên và Môi trường. ISSN 1859-1477
Kỳ 1 tháng 12/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguyễn Hoản
Phạm Thị Lam

10

Năng lực giải quyết tranh chấp môi trường của công chức quản lý môi trường ở thành phố Hà NộiKỷ yếu hội thảo khoa học: "Việt Nam sau 30 năm đổi mới dưới góc nhìn của tuổi trẻ khối các cơ quan Trung ương" Hà Nội, tháng 9/2016; trang 228 - 240Th.S Trần Minh Nguyệt

11

Trở thành "công xưởng mới" của Thế giới: Bối cảnh khu vực và nội lực của Việt NamTạp chí Tài chính
ISSN 005-56
Kỳ 2 tháng 3/2016
Cơ quan thông tin của Bộ Tài chính
Lê Thị Bích Lan

12

Ảnh hưởng của năng lực tới kết quả công việc, nghiên cứu trường hợp công chức quản lý môi trường ở thành phố Hà NộiTạp chí Kinh tế và Phát triển
ISSN 1859-0012
Số 228 (II) tháng 6/2016
Đại học Kinh tế Quốc dân
Trần Minh Nguyệt
Nguyễn Kim Tuyển

13

Năng lực giải quyết tranh chấp môi trường của công chức quản lý môi trường địa phương - Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hà NộiTạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
ISSN: 1859-0004
Tập 14, số 2/2016
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trần Minh Nguyệt
Quyền Đình Hà

14

Một số giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giáTạp chí Thanh tra Tài chính
ISSN 2354-0885
Số 170, tháng 8/2016
Bộ Tài chính
Trần Minh Nguyệt
Đàm Thị Thanh Huyền

15

Ảnh hưởng của năng lực đến kết quả công việc: Nghiên cứu trường hợp nhân viên khách sạn Nam Cường Hải DươngĐề tài cấp cơ sở, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm học 2016 - 2017ThS. Trần Minh Nguyệt

16

Để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt những lợi ích từ hiệp định TPPTạp chí Tài chính
ISSN 005-56
Kỳ 2 tháng 7/2016
Cơ quan thông tin của Bộ Tài chính
Nguyễn Vân Dung

17

Giải pháp quản lý hiệu quả các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT

Tạp chí Tài chính

ISSN-005-56 Kỳ 2 - Tháng 7/2016 (637)

Th.S Trần Thu Hằng

18

Phương pháp phân tích nhân tố: Ứng dụng trong phân tích ảnh hưởng của quyền nước đến hiệu quả sử dụng tài nguyên nước ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ AnTài nguyên và Môi trường
ISSN 1859-1477
Số 14(268) - Tháng 7/2017
Th.S Phạm Thị Lam     TS. Nguyễn Hoản

19

Đồng bằng sông Cửu Long khi nguồn nước không còn là vô tậnTài nguyên và Môi trường
ISSN 1859-1477
Số 13(267) - Tháng 7/2017
Ths. Nguyễn Vân Dung

20

Nợ đọng xây dựng cơ bản: Thực trạng và giải pháp tháo gỡTạp chí tài chính                                                      ISSN - 005 - 56                                                            Kỳ 1 tháng 7/2017 (660Ths. Lê Thị Bích Lan

21

Vấn đề đặt ra trong quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiệnTạp chí tài chính                                                       ISSN - 005 - 56                                                          Kỳ 1 tháng 7/2017 (660Ths. Trần Thu Hằng

22

Quản lý nhà nước cấp cơ sở về du lịch biển, đảo: nghiên cứu trường hợp huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhĐề tài cấp cơ sở, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm học 2017 - 2018TS.Trần Minh Nguyệt

 

 

   

 * Giáo trình, sách chuyên khảo

STT

Công trình

Nơi xuất bản

Tác giả

1

Lý thuyết và bài tập nguyên lý thống kê kinh tế (tài liệu lưu hành nội bộ)

NXB Thời đại

Bộ môn

Phân tích định lượng

2

Lý thuyết và bài tập thống kê doanh nghiệp (tài liệu lưu hành nội bộ)

NXB Thời đại

Bộ môn

Phân tích định lượng

 4. Định hướng tương lai

Phát huy truyền thống của Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Bộ môn Phân tích định lượng tiếp tục xây dựng khối đoàn kết, xây dựng đội ngũ giảng viên vững mạnh, có trình độ chuyên môn và kỹ năng, phương pháp giảng dạy tốt, hướng tới Phát triển bền vững.

Tập thể giảng viên của Bộ môn Phân tích định lượng quyết tâm xây dựng Bộ môn thành một tập thể giảng viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị, nêu cao truyền thống Tôn sư, Trọng đạo, giữ gìn và lan tỏa tâm, thế của người Thầy, chuẩn mực của Nghề nhà giáo. 

 

(Ảnh cán bộ giảng viên trong bộ môn)