Chuyển tới nội dung

Con đường sự nghiệp ngành Quản trị kinh doanh – Nhiều vị trí việc làm, Nhiều ngành nghề để lựa chọn

04.05.2020

       Bản chất của một nhà quản trị kinh doanh là cần phải nắm bắt được tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nên trong chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của các trường đại học, người học cũng được học kiến thức đa dạng về quản trị các lĩnh vực đa dạng trong doanh nghiệp. Minh chứng từ chương trình đào tạo mới được cập nhật cải tiến trong thời gian gần đây: ngành Quản trị kinh doanh – khoa Kinh tế tài nguyên và môi trường của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

- Năm thứ nhất - Khối kiến thức giáo dục đại cương: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của, Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Toán Cao Cấp, Tiếng Anh, Tin học đại cương, Pháp luật đại cương, Quản trị học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng (lý thuyết, thực hành).

- Năm thứ hai - Khối kiến thức cơ sở: Kỹ năng mềm, Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Quản trị học, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Tài chính tiền tệ, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kiến tập nghề nghiệp.

- Năm thứ ba - Khối kiến thức chuyên ngành: Quản trị marketing, quản trị nhân lực, quản trị tài chính, quản chị chiến lược, quản trị dự án đầu tư, hệ thống thông tin, kế toán, kiểm toán, thương mại điện tử, thực hành nghề nghiệp

- Năm thứ tư - Khối kiến thức thực tập, khóa luận: Thực tập và làm khóa luận tại các doanh nghiệp lớn, nhỏ ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh trang bị tốt nền tảng kiến thức về quản trị, đạo đức kinh doanh, kế toán, marketing, tài chính, thống kê, và luật để có thể tham gia làm việc ở hầu hết các công ty thuộc ngành dịch vụ hay công nghiệp, các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ hoặc tự khởi nghiệp kinh doanh. Một số gợi ý về vị trí việc làm đối với cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh mới tốt nghiệp ra trường như sau:

STT

Công việc

Mô tả công việc

1

Nhân viên Kinh doanh

Duy trì và phát triển những quan hệ kinh doanh hiện có, thiết lập mối quan hệ kinh doanh mới. Phát triển kinh doanh ở những địa bàn chịu trách nhiệm. Đảm bảo mục tiêu bán hàng, mục tiêu cấp trên đề ra. Giải quyết chứng từ hóa đơn, công nợ.

2

Nhân viên Hành chính văn phòng

Ban hành các văn bản, quản lý công văn đi và đến, quản lý và cập nhật hợp đồng lao động, theo dõi chấm công, phân công lao động tại các bộ phận. Hướng dẫn các thủ tục liên quan đến người lao động như chế độ nghỉ phép, bảo hiểm…

3

Nhân viên Nhân sự/Tuyển dụng

Lên kế hoạch và giám sát công tác tuyển dụng, đào tạo của công ty và các đãi ngộ của lao động. Lập các văn bảng liên quan đến quyết định về nhân sự theo yêu cầu của các Trưởng phòng ban và các thủ tục liên quan.

4

Nhân viên Phân tích tài chính

Theo dõi và phân tích tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Phân tích các dự án đầu tư của Công ty và thẩm định, kiểm tra kết quả. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, phân tích đầu tư, phân tích rủi ro, tình hình tài chính của công ty.

5

Nhân viên Phát triển dự án

Thiết lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho công việc, xác định chiến lược thực hiện để đạt được mục tiêu. Phối hợp với các bộ phận liên quan lên ý tưởng thực hiện cho chương trình.

6

Nhân viên kế hoạch

Lập Kế hoạch công việc cho các bộ phận, phổ biến kế hoạch và phối hợp triển khai chi tiết cho các bộ phận được giao. Báo cáo đánh giá các kết quả công việc thực hiện theo ngày, tuần và tháng…

7

Nhân viên xuất nhập khẩu

Lập chứng từ theo các hợp đồng như mở tờ khai nhập và xuất, làm chứng từ nhập và xuất, vào sổ theo dõi. Soạn thảo hợp đồng ngoại thương, theo dõi tiến độ sản xuất hàng hóa để kịp tiến độ của hợp đồng. Liên hệ với các ang tàu để thực hiện vận chuyển hàng hóa.

8

Nhân viên marketing

Liên tục theo dõi, kiểm soát quá trình thực hiện các chương trình Marketing để báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp và giải quyết vấn đề kịp thời. Theo dõi và cập nhật các thông tin, dữ liệu định ký của ngành hàng Tương tác làm việc với đối tác, các công ty dịch vụ quảng cáo phục vụ cho các chương trình Marketing được thực hiện hiệu quả

Ngành Quản trị kinh doanh xét tuyển bằng phương thức nào?

Ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội gồm 2 chuyên ngành:

- Chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp

- Chuyên ngành Quản trị kinh doanh bất động sản.

Để xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT 

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh gồm: A01(Toán, Lý, Anh), C00( Văn, Sử, Địa), D01(Toán, Văn, Anh), C07 (Lý, Văn, Sử)

Bài viết khác