Chuyển tới nội dung

Ngành kế toán - Ngành học chưa bao giờ hết "Hot"

27.04.2020

1. Ngành Kế toán - ngành có nhu cầu nhân lực cao!

Mỗi doanh nghiệp luôn cần từ 2 – 6 nhân viên kế toán. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động mà còn có thể cần nhiều hơn thế. Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung cả năm 2019, số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục 138,1 nghìn doanh nghiệp. Chỉ tình sơ cũng thấy năm qua nước ta cần có bao nhiêu kế toán viên. Qua đó có thể thấy cơ hội việc làm của ngành kế toán là vô cùng đa dạng, và lớn hơn rất nhiều so với các ngành khác.

2. Học Ngành Kế toán - Cơ hội việc làm rộng mở!

Ngành kế toán được nhiều người đánh giá là một nghề “dễ xin việc nhất” trong khối ngành kinh tế; với vốn kiến thức về ngành kế toán cộng với trình độ ngoại ngữ và tin học, sinh viên ra trường có nhiều thuận lợi trong việc tìm được việc làm. 
Sau khi tốt nghiệp tốt nghiệp cử nhân, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh trên địa bàn Việt Nam.

Hiểu rõ mối quan tâm, lo lắng của sinh viên về cơ hội việc làm khi tốt nghiệp cử nhân ngành Kế toán, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội luôn tạo điều kiện để các bạn sinh viên ngay khi ngồi trên ghế nhà trường có cơ hội kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp, cọ sát với công việc thực tế. Nên chắc chắn rằng sẽ không có chuyện sinh viên chăm chỉ, ham học hỏi, biết làm,… lại bị từ chối tuyển dụng.

Hơn nữa, khi học Kế toán tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ngoài những kiến thức chuyên môn sinh viên được chú trọng trang bị thêm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo sinh viên thích ứng nhanh trong môi trường làm việc năng động nhưng vẫn đảm bảo tính cẩn trọng chính xác điều rất cần thiết khi theo học ngành Kế toán.

Những công việc cụ thể mà một nhân viên kế toán có thể đảm nhiệm:

1. Kiểm toán : Kiểm tra sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

2. Phân tích ngân sách : Có trách nhiệm phát triển và quản lý các kế hoạch tài chính của một doanh nghiệp.

3. Tài chính : Lập báo cáo tài chính dựa trên sổ sách kế toán tổng hợp và tham gia vào việc đưa ra những quyết định tài chính quan trọng có liên quan sát nhập và mua lại công ty.

4. Kế toán quản trị : Phân tích cơ cấu của các doanh nghiệp.

5. Thuế: Đóng vai trò như một cơ quan thuế có đăng ký lập các báo cáo và tờ khai thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp.

6. Rủi ro kinh doanh: Xác định rủi ro kinh doanh về mặt chiến lược về hoạt động, đưa ra đánh giá về hiệu quả điều hành doanh nghiệp và triển khai các phương án phòng trừ rủi ro kinh doanh.

7. Kế toán môi trường: Giải quyết các vấn đề giúp hoạt động của công ty vừa có thể sinh lợi nhuận lại vừa đảm bảo yêu cầu thân thiện với môi trường .

8. Kế toán pháp lý: Xác định và theo dõi các hành vi gian lận, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, những tư liệu này sẽ được coi là bằng chứng để giải quyết các vụ việc liên quan đến pháp luật.

9. Chuyên gia kế toán quốc tế: Xử lý các giao dịch xuyên biên giới, các hợp đồng ngoại thương và các hoạt động giao thương quốc tế.

3. Học Kế toán - đảm bảo có thu nhập tốt?

Nhiều người học kế toán cảm thấy hoang mang với những thông tin mức lương của kế toán mới ra trường chỉ rơi vào khoảng 2-3 triệu đồng dù cho có bằng cấp chính quy. Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương của những “ngày xưa” mà thôi. Hiện nay, theo đà phát triển của kinh tế Việt Nam, mức lương cho kế toán mới ra trường đã khá hơn nhiều. Với những sinh viên kế toán mới tốt nghiệp ra trường 2019 chưa có kinh nghiệm làm việc, mức lương dao động từ 4 đến 8 triệu đồng. Với những người có khả năng tiếng anh hoặc những kỹ năng đặc biệt, mức lương này còn có thể cao hơn nữa.

Hiện nay, nhà nước không quy định mức lương tối đa cho kế toán, vì vậy điều này sẽ phụ thuộc vào năng lực của từng người và chế độ đãi ngộ của công ty. Đối với vị trí nhân viên kế toán, có những nơi trả mức lương lên tới 25 triệu đồng. Với vị trí kế toán trưởng, nhiều người cho ý kiến rằng mức lương 30 triệu đồng là chuyện hoàn toàn bình thường và có thể lên tới 50 triệu đồng/tháng. Với số ít những trường hợp, kế toán trưởng có năng lực rất cao và nhận được đãi ngộ đặc biệt từ công ty, con số này được ghi nhận lên tới hơn 100 triệu đồng.

Ngành Kế toán xét tuyển bằng phương thức nào?

Ngành Kế toán trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội gồm 2 chuyên ngành:

- Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp

- Chuyên ngành Kế toán - kiểm toán

Để xét tuyển vào ngành Kế toán tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
  • Phương thức 2:Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT 
  • Phương thức 3:Xét tuyển thẳng

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Kế toán gồm: A01(Toán, Lý, Anh),  C00( Văn, Sử, Địa), D01(Toán, Văn, Anh), C07 (Lý, Văn, Sử)